• 현재페이지 인쇄

SEOUL – Cơ sở 2 (Cheonan), 10 khối trường, 52 khoa

Global Dynamic Sangmyung University

Đại học Khoa học Nhân văn Toàn cầu

Khoa Khu vực Toàn cầu

Đại học Khoa học Nhân văn Toàn cầu thành lập vào năm 1985 cùng với sự ra đời của Đại học Ngữ văn, đã được cải tổ theo biên chế hiện tại vào tháng 2 năm 2017, với mục tiêu đào tạo nhân tài chuyên môn về giáo dục tiếng Hàn sở hữu cảm quan mang tính Quốc tế, cũng như các chuyên gia thân thiện với từng khu vực, thích hợp trong thời đại toàn cầu hóa. Đại học Khoa học Nhân văn Toàn cầu bao gồm 1 khoa với 6 chuyên ngành và 1 bộ môn trực thuộc: Khoa khu vực toàn cầu học (chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Nhật, nghiên cứu khu vực nói tiếng Trung, nghiên cứu khu vực nói tiếng Anh, nghiên cứu khu vực nói tiếng Pháp, nghiên cứu khu vực nói tiếng Đức, nghiên cứu khu vực nói tiếng Nga) và bộ môn ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc v.v.. Hiện tại có khoảng 1,000 sinh viên đang theo học, cùng với 40 giáo sư trong nước, 8 giáo sư nước ngoài, 9 trợ giảng đang cùng đào tào, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn mang tính thực tiễn, hiểu biết về con người và nuôi dưỡng nhân cách cho sinh viên. Tại khoa khu vực toàn cầu học, để tiếp thu hiểu biết cơ bản về mục tiêu của khu vực và năng lực giao tiếp toàn cầu, bạn có thể học các môn học chung với các khoa đào tạo các kiến thức nền tảng về nhân văn học và các môn sơ khai của khu vực học; từng bước từng bước phát triển, trưởng thành thành một chuyên gia khu vực thông qua việc học tập chuyên sâu ngôn ngữ của khu vực đó. Ngoài ra, khoa ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc vừa đang thực hiện việc giáo dục chuyên ngành đào tạo các kiến thức chuyên môn về văn hóa Hàn Quốc cũng như tiếng Hàn Quốc, vừa thiết lập khóa đào tạo chuyên ngành giáo dục Tiếng Hàn để bạn có thể lấy được Chứng chỉ Giáo viên Tiếng Hàn bằng chuyên ngành phụ và chuyên ngành chính. Tại trường Đại học Khoa học Nhân Văn Toàn cầu, các hoạt động hội nhóm được tổ chức một cách năng động theo từng chuyên ngành và chuyên khoa, các hoạt động giao lưu Quốc tế cũng được đẩy mạnh phát triển, giao lưu mật thiết với nhiều trường đại học như Mỹ, Anh, Nhật, Trung, Pháp, Đức, Nga v.v. Hơn nữa, với trọng tâm là chương trình Star Student Program, khoa sẽ tuyển chọn những sinh viên ưu tú để có thể tham gia vào các chương trình nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực chuyên ngành, bao gồm cả đào tạo ngôn ngữ ở nước ngoài.

Khoa khu vực toàn cầu

Khoa khu vực toàn cầu là một chương trình đào tạo được được thành lập mới vào năm 2017, nhằm đáp tích cực dòng chảy của sự toàn cầu hóa đang phát triển nhanh chóng ở thế kỷ 21. Hiện tại, khoa khu vực toàn cầu có 6 chuyên ngành khu vực (chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Nhật, nghiên cứu khu vực nói tiếng Trung, nghiên cứu khu vực nói tiếng Anh, nghiên cứu khu vực nói tiếng Pháp, nghiên cứu khu vực nói tiếng Đức, nghiên cứu khu vực nói tiếng Nga) và 2 chuyên ngành liên kết (chuyên ngành liên kết khu vực Ttoàn cầu, liên kết nội dung văn hóa toàn cầu). Khoa khu vực toàn cầu đang vận hành chế độ chuyên ngành mở để đáp ứng xu thế thế giới yêu cầu sự hội tụ liên ngành. Sinh viên khoa khu vực toàn cầu sau khi hoàn thành xong các môn đại cương để tích lũy các kiến thức nhân văn học nền tảng và hiểu biết cơ bản về từng khu vực trên Thế giới ở năm nhất, sẽ tiến vào học chuyên ngành, phát triển năng lực một cách chính thức để trở thành chuyên gia khu vực.

Chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Nhật

Ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Nhật đặt ra mục tiêu đào tạo, nuôi dưỡng nhân tài có thể cống hiến cho sự giao lưu văn hóa Quốc tế Hàn–Nhật và sự phát triển của xã hội, vừa đáp ứng xu thế của thời đại thông tin hóa, quốc tế hóa, cạnh tranh hóa ngày nay, bằng cách tiếp thu kiến thức nền tảng và nhân cách của một nhà trí thức, kiêm các kiến thức chuyên môn, chuyên sâu về văn hóa, ngữ văn Nhật Bản cùng với việc học ngôn ngữ Nhật Bản ứng dụng.

Chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Trung

Ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Trung đang đặt ra mục tiêu đào tạo các nhà chuyên môn liên quan đến Trung Quốc để có thể phụng sự cho Hàn Quốc và xã hội loài người. Đất nước Trung Quốc với 1,3 tỷ dân là một đất nước có sự ảnh hưởng mật thiết với xã hội Hàn Quốc về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa. Chính vì vậy, việc nuôi dưỡng các nhân tài liên quan đến Trung Quốc là điều cấp thiết mang tính quốc gia cũng như xã hội, nhằm tăng cường, mở rộng sự giao lưu giữa hai nước. Dưới sự nhận thức cơ bản đó, ngành Trung Quốc học đào tạo ra nhân tài hội đủ cảm quan và năng lực để có thể thực hiện có hiệu quả các công việc được giao phó trong từng lĩnh vực liên quan đến Trung Quốc, đồng thời hiểu biết một cách đúng đắn văn hóa Trung Quốc, thành thạo tiếng Trung Quốc.

Chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Anh

Ngày nay, tiếng Anh đang được sử dụng rộng rãi nhất trong chính trị Quốc tế, kinh tế, ngoại giao cũng như tất cả các lĩnh vực khác với tư cách là một ngôn ngữ chung của toàn thế giới cả trên danh nghĩa và thực tế. Đồng thời, các khu vực sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chung hay ngôn ngữ mẹ đẻ không chỉ có các cường quốc như Mỹ, Anh, Canada, Úc v.v.. mà trên toàn thế giới kể cả Ấn độ, Singapore, Nam Phi, Kenya v.v.. Chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Anh lấy mục tiêu đào tạo nhân tài toàn cầu có thể dẫn đầu thời đại toàn cầu hóa bằng sự cảm thụ và trí tưởng tượng nhân văn học, hiểu biết sâu rộng một cách tổng thể về văn hóa và xã hội các nước khu vực sử dụng tiếng Anh cũng như văn học được viết bằng tiếng Anh, dùng tiếng Anh làm cầu nối; ngoài ra, ngành còn đào tạo ra chuyên gia tiếng Anh sở hữu năng lực tiếng Anh thông thạo, lưu loát, đào tạo chuyên ngành một cách tự do thông qua việc tiếp cận thực tế kiến thức về ngôn ngữ Anh, văn học Anh cũng như văn hóa của các nước khu vực sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, ngành thiết lập một quá trình đào tạo chuyên ngành nắm bắt sự cân bằng, với các môn học mang tính thực dụng nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh thành thạo thông qua luyện tập và vận dụng tiếng Anh, kết hợp đồng thời cùng với các môn học khác như văn học Anh, ngôn ngữ Anh, tiếng Anh biên phiên dịch, giáo dục tiếng Anh, địa lý, xã hội, chính trị, kinh tế, lịch sử của các nước thuộc khu vực nói tiếng Anh; vừa thực hiện việc giáo dục dựa theo lộ trình nghề nghiệp, trên chương trình phát triển nghề nghiệp (CDR) dựa theo các nghề nghiệp mong muốn nhằm nuôi dưỡng các nhà chuyên môn có năng lực nghiệp vụ chuyên nghiệp.

Chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Pháp

Chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Pháp đặt ra mục tiêu nuôi dưỡng các nhà chuyên môn có thể đáp ứng thời đại toàn cầu hóa và thông tin hóa tri thức, sở hữu năng lực sáng tạo và phẩm chất con người dựa trên nền tảng tri thức sâu rộng về văn học Pháp và toàn bộ văn hóa khu vực nói tiếng Pháp. Để làm được điều này, ngành đã chuẩn bị quá trình nuôi dưỡng năng lực tiếng Pháp một cách thành thạo và am hiểu rõ ràng; quá trình suy xét ý nghĩa của cuộc sống và thế giới, con người thông qua việc nghiên cứu tác phẩm văn học và làm rõ cấu tạo logic của hoạt động tư duy bằng việc nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ; cùng hệ thống các môn học nhằm nuôi dưỡng nhãn quan văn hóa và cảm quan Quốc tế thông qua kiến thức liên quan đến văn hóa khu vực các nước nói tiếng Pháp.

Nguyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Đức

Dự án ‘Xã hội toàn cầu’ đã được đệ trình như một tầm nhìn mới vào thế kỷ 20 đang được hiện thực hóa và đưa vào đời sống thường nhật ở thế kỷ 21. Và năng lực ‘giao tiếp’ quan trọng nhất cần phải có của một nhân tài trong thời đại toàn cầu hóa là lấy sự am hiểu văn hóa và ngôn ngữ làm nền móng. Chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Đức đặt mục tiêu nâng cao hiểu biết về xã hội Đức còn lưu giữ nét truyền thống trong tri thức và sự đa dạng văn hóa, từ đó nuôi dưỡng nhân tài đóng góp cho xã hội Hàn Quốc. Để đào tạo ra các chuyên gia tiếng Đức đang nắm giữ vai trò đầu não trong khối liên minh Châu Âu, chuyên ngành Tiếng Đức không chỉ đào tạo tiếng Đức, mà còn đang cung cấp một hệ thống các môn học đa dạng có thể nâng cao hiểu biết văn hóa chuyên sâu.

Chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Nga

Chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Nga của trường Đại học Sangmyung đang bước chân vào cái nôi nuôi dưỡng nhân lực chuyên môn về văn hóa ngôn ngữ Nga, mang tính sáng tạo và tính chuyên môn, sẽ thực hiện vai trò đầu não trong thời đại liên minh Á Âu mới. Hiện nay, ‘sáng kiến Á Âu’ nổi bật như là một trong những khái niệm quan trọng nhất của chính sách đối ngoại Hàn Quốc, đang dần thoát ra khỏi sự thiên vị, ủng hộ một phía dành cho Mỹ và Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc cũ, và nhấn mạnh việc mở rộng ra cả các quốc gia Á Âu và Bắc Mỹ. Các quốc gia Á Âu với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và thị trường rộng lớn đã trở thành đối tác kinh tế mật thiết và là cộng sự mới của Hàn Quốc trong thế kỷ 21 hiện nay, dĩ nhiên không cần phải nói thêm về tầm quan trọng về mặt kinh tế, chính trị của mối quan hệ hợp tác này. Trong quá trình biến đổi thời đại như vậy, không những Nga, cả các Quốc gia Trung Á sử dụng tiếng Nga như Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan v.v. cũng là những đối tác mang tính địa chính học quan trọng, nổi bật của Hàn Quốc. Bắt nhịp với xu thế này, chuyên ngành tiếng Nga của trường Đại học Sangmyung chúng tôi đã bắt đầu cải tổ lại bằng việc thay đổi thể chế từ ‘chuyên khoa tiếng Nga’ trong quá khứ thành ‘chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Nga’ kể từ năm 2017. Chúng tôi lấy mục tiêu đào tạo nhân tài mang cả tính sáng tạo và tính chuyên môn, giữ vai trò trọng tâm trong quan hệ hợp tác với từng quốc gia Trung Á bao gồm cả Nga và các quốc gia sử dụng tiếng Nga. Mục tiêu đầu tiên của chương trình giảng dạy là tập trung vào việc trau dồi kỹ năng sử dụng thông thạo tiếng Nga đang được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức ở Nga và khu vực Trung Á. Theo đó, bằng việc giúp tiếp thu và giảng dạy những kiến thức khu vực trên nhiều phương diện như xã hội, văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế và ngoại giao v.v. của nước Nga và các quốc gia Trung Á, chúng tôi đang nỗ lực bồi dưỡng các kiến thức khu vực học nền tảng và mở rộng, vô cùng thiết yếu trong việc giao lưu hợp tác với các khu vực này trong tương lai. Để trở thành cái nôi đào tạo nhân tài chuyên môn về nghiên cứu khu vực nói tiếng Nga đầy chuyên nghiệp và sáng tạo, toàn bộ các thành viên và đội ngũ giáo sư của chuyên ngành nghiên cứu Khu vực nói tiếng Nga đang cố gắng hết sức, một lòng tu dưỡng nhân cách hòa nhã và tiếp thu kiến thức chuyên môn. Sau kỉ niệm năm 20 thành lập bộ môn vào năm 2016, giờ đây chung tôi mong muốn sẽ mở ra giấc mơ cho các bạn tại ‘chuyên ngành nghiên cứu khu vực nói tiếng Nga’–hiện đang nổi lên với vai trò quan trọng như một chuyên ngành hiểu biết sâu rộng về Nga và cả Trung Á. Đội ngũ giáo sư của chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể thực hiện được ước mơ đó của các bạn!